Đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên

1. Đánh giá tác động của dịch Covid- 19 đến hoạt động sản xuất công nghiệp
Trên địa bàn toàn tỉnh có 95 doanh nghiệp với tổng số 3.685 lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó: Khai thác khoáng sản có 18 doanh nghiệp với tổng số 861 lao động, chủ yếu là khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 63 doanh nghiệp với 1.412 lao động, chủ yếu là xay sát thóc gạo, chế biến chè, cà phê, sản xuất vật liệu xây dựng...; Sản xuất và phân phối điện có 11 doanh nghiệp với 970 lao động; Cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải có 3 doanh nghiệp với 442 lao động. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh số lượng ít, quy mô nhỏ, trình độ năng lực, công nghệ sản xuất còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh do đó việc ảnh hưởng tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biênso với mức độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong nước là không lớn do các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như lao động, chuyên gia nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc.
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên có sử dụng lao động là người Trung Quốc, cụ thể: Nhà máy thủy điện Nậm Pay có 03 chuyên gia lắp máy; Nhà máy thủy điện Long Tạo có 07 chuyên gia lắp máy;Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp Điện Biên có 03 người Trung Quốc là nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án. Do dịch bệnh, tất cả những người này  đến thời điểm hiện tại chưa trở lại nhà máy làm việc, song không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư của các dự án, các dự ánvẫn được triển khai đảm bảo theo kế hoạch.
 Dự ước, hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý I/2020 vẫn duy trì mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.  Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2020 (giá so sánh) đạt 726.000 triệu đồng, tăng 5,32% so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,35% so với kế hoạch năm.
          2.Chỉ tiêu phấn đấu
          -Phương án 1: Dịch bệnh covid-19 kết thúc cuối quý II-2020:
          Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.250 tỷ đồng, tăng 7,17% so với ước thực hiện năm 2019, đạt 95,59% so với kế hoạch năm.
          - Phương án 1: Dịch bệnh covid-19 kết thúc cuối quý III-2020:
          Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 5,52% so với ước thực hiện năm 2019, đạt 94,12% so với kế hoạch năm.
Nguyên nhân:
Như đã đánh giá ở trên, mặc dù có chịu tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng là không lớn. Việc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu GTSXCN năm 2020 phụ thuộc vào tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư thủy điện như Nậm Pay, Sông Mã 3..., Một số dự án lưới điện và một số dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, sản xuất VLXD đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, dự báo trong năm nay lượng mưa ít,các nhà máy thủy điện sẽ không đạt sản lượng  điện phát theo kế hoạch...
3. Nhiệm vụ, giải pháp
- Tiếp tục triển khai thực hiệnChỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ vềcác nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
- Phối hợp với các ngành, địa phương, các chủ đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp.
- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Sở Công Thương đã xác định tại văn bản số 111/SCT-KH ngày 22/01/2020.