Cú hích cho kinh tế Điện Biên

Phát triển nhanh và vững chắc ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là một trong những khâu đột phá kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên, trong đó, doanh nghiệp được xác định là động lực chính.
Điện Biên nằm cách xa trung tâm kinh tế lớn của đất nước, giao thông đi lại khó khăn nên việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế còn nhiều hạn chế. ngoài ra, xuất phát điểm kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, suất đầu tư lớn. công nghiệp tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến các tài nguyên sẵn có trên địa bàn tỉnh. tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản quy mô nhỏ, chưa được đánh giá về trữ lượng kinh tế, điều kiện khai thác sản xuất không thuận lợi.
Hóa giải thách thức
          Vượt qua những khó khăn thách thức đó, với nhiều giải pháp đồng bộ, ngành Công thương Điện Biên đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế - xã hội của địa phương.
          Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018 thực hiện ước đạt 6.430,68 tỷ đồng. tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2016, năm 2017 và 8 tháng đầu năm 2018 khoảng 11%.
          Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018 ước đạt 23.932,8 tủ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2016, năm 2017 và 8 tháng đầu năm 2018 khoảng 15%.
          Để đạt được kết quả trên, theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc sở Công Thương tỉnh Điện Biên: thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc để nâng công suất, hiệu quả trong khai thác, chế biến. Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận đầu tư như dự án chế biến cà phê của Cty TNHH cà phê Việt Bắc(Mường Ảng); Chế biến lương thực, thực phẩm của Cty TNHH Nông sản, thực phẩm sinh thái Điện Biên; Sản xuất chế biến tinh bột sắn tại huyện Điện Biên và các dự án đầu tư sản xuất gạch không nung tại Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Ảng... đang triển khai các bước đầu tư tiếp theo.
 
Lễ ký kết hợp tác giữa lạnh đạo sở Công thương tỉnh Điện Biên với lãnh đạo sở công thương các tỉnh bắc Lào giai đoạn 2017-2019
          Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến 2030, Điện Biên sẽ tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. trong đó phát triển nhanh và vững chắc công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là một trong những khâu đột phá. Chính vì vật, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu giai đoạn 2016-2020 phấn đấu, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 14,9%/năm trở lên, đến năm 2020, giái trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 5.042 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015, giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn này tăng bình quân trên 13%/năm; Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ đạt khoảng 9.400 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp trên 1,87 lần so với năm 2020.
          Đồng bộ giải pháp:
          Ông Nguyễn Văn Tưởng cho biết: đề triển khai, thực hiện được các mục tiêu đề ra, chúng tôi triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như phát triển tổng hợp các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa quan hệ thị trường và đối tác hợp tác với sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
          Trước hết, Điện Biên tập trung phát triển một số ngành dịch vụ quan trọng để phục vụ phát triển công nghiệp như: dịch vụ công quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính, thuế quan, ngân hàng, viễn thông, mạng lưới vận tỉa, nhà ở, thương mại, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh;
          Thứ hai; Tiếp tục tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thường, bình đăng, thân thiện với doanh nghiệp, có chính sách thống nhất, không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo động lực cho quá trình phát triển công nghiệp.
          Thứ ba; tập trung giải quyết các cơ chế chính sách về giao đất, cho thuê đất, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị mặt bằng; hỗi trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu; xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm; đào tạo lao động...
          Thứ tư; vận dụng tối đa các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù trong ưu đãi đầu tư đối với một số ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư; xây dựng kết cấu hạ tầng hợp lý phục vụ cho các phát triển công nghiệp;
          thứ năm; đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực, tăng cường việc liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh và các địa phương có thế mạnh trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
          Thứ sáu, phát triển cơ sở gạ tầng khu cụm công nghiệp theo quy hoạch và duyệt, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh;
          Thứ bẩy, phát triern vùng nguyên liệu. tăng cường phối hợp giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp nhằm hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch nhà máy chế biến. tập trung phát triển hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là vùng nguyên liệu gỗ từ trồng rừng sản xuất, cà phê, chè, cao su, dong riềng, dược liệu; khuyến khích việc ứng dụng klhoa học kỹ thuật phù hợp với ngành nghề tập trung đầu tư sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cho một số ngành trọng điểm như: chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản,.... kiên quyết ngăn chặn việc nhập và sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất, chế biến công nghiệp....
          Với mục tiêu phát triển nhanh, vững chắc công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và phát triển thương mại, dịch vụ, ưu tiên cần tập trung trong thời gian tới của ngành Công thương Điện Biên là tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung, quy mô, nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm sản xuất, cải thiện sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung; phát triển công nghiệp thủy điện, khai tác, chế biến khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đưa công nghiệp phát triển với nhịp độ cao, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế góp phần đẩy mnhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ./.

Tác giả bài viết: nguồn Diễn Đàn Doanh nghiệp