Đang truy cập :
118
•Máy chủ tìm kiếm : 11
•Khách viếng thăm : 107
Hôm nay :
38094
Tháng hiện tại
: 38094
Tổng lượt truy cập : 26879437
- Trình tự thực hiện: | - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Điện Biên - Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản. - Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực. |
- Cách thức thực hiện: | Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Điện Biên hoặc qua đường Bưu điện |
- Thành phần hồ sơ: | - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. - Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn. - Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện. - Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn. - Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. |
- Số lượng hồ sơ: | 01 bộ |
- Thời hạn giải quyết: | 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. |
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: | Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định. |
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: | Sở Công Thương tỉnh Điện Biên |
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: | Giấy phép hoạt động điện lực |
- Lệ phí (Nếu có): | - Phí thẩm định: 800.000 đồng/1 giấy phép (đối với trường hợp cấp mới); 400.000 đồng/1 giấy phép (đối với trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung). |
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT). - Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT) |
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: | Điều kiện chung: - Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm: + Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; + Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã; + Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; + Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. - Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép. - Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ. - Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định. Điều kiện Điều kiện riêng: - Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế - tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp. - Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp. - Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp. - Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương. - Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp. - Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau: § + Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì; § + Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì; § + Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì; § + Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì. |
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: | - Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; - Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực. - Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực - Thông tư số 167/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực |
Tác giả bài viết: TKT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn