Đang truy cập :
90
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 88
Hôm nay :
96
Tháng hiện tại
: 38989
Tổng lượt truy cập : 26880332
- Trình tự thực hiện: | - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Điện Biên. - Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung. - Đối với các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh hóa chất do yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải gửi cho Sở Công Thương bản sao hợp lệ quyết định được phép đổi tên doanh nghiệp và văn bản xin đổi lại Giấy chứng nhận. |
- Cách thức thực hiện: | Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Điện Biên hoặc qua đường Bưu điện |
- Thành phần hồ sơ: | + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng; + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy; - Tài liệu về điều kiện kỹ thuật: + Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm; + Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn; + Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất. - Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất: Bản kê khai nhân sự, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm. |
- Số lượng hồ sơ: | 01 bộ |
- Thời hạn giải quyết: | 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: | Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất. |
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: | Sở Công Thương tỉnh Điện Biên |
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: | Giấy chứng nhận sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp. |
- Lệ phí (Nếu có): | - Phí thẩm định: 1.200.000 đồng |
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT. - Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT. - Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT. |
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: | Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2010/NĐ-CP: - Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hoá chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hoá chất. - Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất. - Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất. - Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất. - Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng và các thành phần hóa chất. - Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. |
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: | - Luật Hóa chất. - Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. - Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. - Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. - Thông tư 04/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện; - Thông tư 170/2016/TT-BTC, ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất. |
Tác giả bài viết: TKT
Những tin mới hơn