Sản phẩm tiêu biểu
Hỗ trợ doanh nghiệp
Bảo vệ người tiêu dùng

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 31


Hôm nayHôm nay : 9691

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 25283

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34346408

Chuyển đổi số
hành động vì an toàn thực phẩm
Tra cứu thủ tục hành chính
Phản Ánh kiến nghị
Chiển thắng Điện Biên Phủ

Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Chuyển đổi số

Báo cáo Sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06

Thứ năm - 04/04/2024 23:08
Thực hiện Kế hoạch số 5579/UBND-NC ngày 04/12/2023 về việc tham mưu báo cáo sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Sở Công Thương Điện Biên Báo cáo kết quả 02 năm triển khai thực hiện đề án 06 với những nội dung sau:
I. KẾT QUẢ CÁC MẶT CÔNG TÁC
1. Công tác chỉ đạo
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 585/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai, thực hiện Quyết định phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 06/12/2021 về phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Sở Công Thương Điện Biên đã ban hành: Kế hoạch số 244/KH-SCT ngày 24/2/2022 về triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số ngành Công Thương giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1228/SCT-VP ngày 16/8/2022 về việc tăng cường công tác chuyển đổi số trong việc giải quyết TTHC đảm bảo một số mục tiêu của tỉnh về dịch vụ BCCI, DVCTT và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương; Kế hoạch số 1836/KH-SCT ngày 22/11/2022 về Kế hoạch chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2023; Văn bản số 603/SCT-VP ngày 20/4/2023 về việc triển khai thực hiện mô hình điểm về bảo đảm dữ liệu dân cư “ đúng, đủ, sạch, sống” và đề án 06;
2. Về công tác tuyên truyền thực hiện đề án.
- Tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06 người dân và doanh nghiệp đến làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm nâng cao nhận thức chung và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 23/02/2023
- Tuyên truyền, phổ cập tới công chức, viên chức và người lao động, người dân thực hiện xác thực danh tính trên môi trường mạng. Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử thông qua tài khoản ngân hàng để phổ cập khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử. Hỗ trợ, hướng dẫn người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tuyên truyền, phổ biến, đến cán bộ, công nhân viên, người lao động tại Công ty TNHH giáo dục và Thương mại dịch vụ Hoa Ba; các thương nhân kinh doanh xăng dầu tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo về mô hình điểm “Siêu thị không dùng tiền mặt”, “Cây xăng không dùng tiền mặt” để hướng dẫn khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với UBND thành phố Điện Biên phủ triển khai mô hình điểm “Khu phố không dùng tiền mặt”.
3. Về hoàn thiện thể chế
Thực hiện Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt các mô hình điểm về bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số 603/SCT-VP ngày 20/4/2023 về triển khai mô hình điểm về bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và đề án 06, theo đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, các đơn vị chủ trì triển khai các nội dung tại quyết định 609/QĐ-UBND; ban hành văn bản số 704/SCT-QLTM ngày 12/5/2023 về việc triển khai thực hiện các mô hình điểm thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh Điện Biên.
4. Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ
4.1. Dịch vụ công
- Tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người thân và nhân dân sử dụng tài khoản VneID đăng nhập trên Công dịch vụ công quốc gia trong thực hiện các thủ tục hành chính. Kết quả: 100% công chức, viên chức, lao động Sở Công Thương sử dụng tài khoản VneID đăng nhập trên Công dịch vụ công quốc gia.
- Quán triệt nội dung nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của chính phủ về sửa đổi, bổ dung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Đăng tải nội dung nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2023, các thủ tục hành chính, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy được thay thế bằng việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú theo quy định tại điều 14 của nghị định; 07 phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trên trang thông tin điện tử của Sở.
- Sở đã rà soát từng dịch vụ công, thực hiện cắt giảm các thành phần hồ sơ đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hiện tại Sở không có dịch vụ công thuộc phạm vi, chức năng quản lý.
- Thực hiện cung cấp 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Điện Biên, 100% TTHC đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và tích hợp, công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Từ ngày 01/01/2021 đến 05/12/2023 Sở đã tiếp nhận tổng số 36006 hồ sơ. Trong đó: tiếp nhận trực tiếp 116 hồ sơ, tiếp nhận trực tuyến 35890 hồ sơ. Đã giải quyết và trả kết quả trước và đúng hạn 36006 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
- 96,81% tổng số hồ sơ đã được số hóa thành phần hồ sơ khi tiếp nhận, kết quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ kết nối, tạo lập dữ liệu dùng chung; Đăng ký đào tạo tập huấn quy trình số hóa dữ liệu cho cán bộ một cửa khi có văn bản của cơ quan chuyên môn.
4.2. Phát triển thương mại điện tử và kinh tế số
- Tổ chức lớp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TMĐT tỉnh Điện Biên từ ngày 27/9 đến ngày 29/9/2022 với sự tham gia của trên 50 học viên đến từ 23 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh, kinh phí 39,865 triệu đồng.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các lợi ích của việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động thương mại điện tử; ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để thông tin trao đổi trên môi trường mạng internet được đảm bảo an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp phần mềm thanh toán trực tuyến.
- Hỗ trợ 08 doanh nghiệp, hợp tác xã trang bị bộ phần mềm hóa đơn điện tử + Chứng thư số Server, kinh phí 44 triệu đồng; Hỗ trợ 05 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh Điện Biên, kinh phí 143 triệu đồng; Hỗ 4 trợ 15 doanh nghiệp, HTX ứng dụng chứng thư số trên USB Token” kinh phí 46,635 triệu đồng; Hỗ trợ 15 đơn vị “Ứng dụng giải pháp bán hàng thông minh cho các nhà bán lẻ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, kinh phí 213,900 triệu đồng.
- Hỗ trợ Hỗ trợ 05 doanh và hợp tác xã đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada và Sendo. Triển khai mô hình "Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt"; đã đặt điểm tuyên truyền cố định hướng dẫn tiểu thương và người dân cách thức thanh toán không dùng tiền mặt nư: Thanh toán qua mã vuông QR code; Thanh toán qua tài khoản Ngân hàng Ebanking; Thanh toán qua các ví điện tử thông dụng: VNPAY, VNPTPAY, VIETTELPAY, MOMO, SHOPEEPAY,… đối với các thương nhân kinh doanh tại chợ Noong Bua, TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
- Triển khai thực hiện Quyết định số 2471/QĐ-BCT ngày 22/11/2022 của Bộ Công Thương về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022”, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022” trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. - Năm 2023: Tổ chức triển khai thành công chương trình: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín (Hỗ trợ 05 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia 3 sàn thương mại điện tử uy tín: Shopee, Lazada, Sendo). + Năm 2022: Tổ chức triển khai thành công đề án TMĐT quốc gia: Ứng dụng giải pháp bán hàng thông minh cho các nhà bán lẻ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (hỗ trợ cho 15 doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ và hộ kinh doanh).
4.3. Triển khai thực hiện mô hình điểm.
- Thực hiện Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt các mô hình điểm về bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số 603/SCT-VP ngày 20/4/2023 về triển khai mô hình điểm về bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và đề án 06, theo đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, các đơn vị chủ trì triển khai các nội dung tại quyết định 609/QĐ-UBND.
- Ban hành văn bản số 704/SCT-QLTM ngày 12/5/2023 về việc triển khai thực hiện các mô hình điểm thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh Điện Biên.
- Tuyên truyền, phổ biến, đến cán bộ, công nhân viên, người lao động tại Công ty TNHH giáo dục và Thương mại dịch vụ Hoa Ba; các thương nhân kinh doanh xăng dầu tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo về mô hình điểm “Siêu thị không dùng tiền mặt”, “Cây xăng không dùng tiền mặt” để hướng dẫn khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
* Kết quả:
- Đối với mô hình “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trực tuyến” Sở Công Thương đã triển khai thực hiện giải quyết TTHC, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện giải quyết TTHC “Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP” bằng hình thức trực tuyến. Trong kỳ báo cáo phát sinh 01 hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC “Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP”, Sở Công Thương đã thực hiện đảm bảo theo đúng quy định và thực hiện trực tuyến.
- Đối với các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt:
+ Công ty TNHH giáo dục và Thương mại dịch vụ Hoa Ba (sở hữu siêu thị Hoa Ba) và 13 thương nhân kinh doanh xăng dầu (sở hữu 24 cửa hàng bán lẻ xăng dầu) tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo: đã truyền thông đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty và các cửa hàng xăng dầu về mô hình điểm “Siêu thị không dùng tiền mặt”, “Cây xăng không dùng tiền mặt”; đồng thời hướng dẫn khách hàng thao tác việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc chuyển khoản, quét mã QR hoặc quét thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card), thẻ Napas. Đến thời điểm hiện tại, 24 cây xăng và siêu thị Hoa Ba đã áp dụng hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng và quét mã QR; riêng Siêu thị Hoa Ba đã lắp đặt 13 thiết bị POS thanh toán không dùng tiền mặt; 13/13 cây xăng thuộc Công ty xăng dầu Điện Biên tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo đã lắp đặt 28 thiết bị POS thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh thu không dùng tiển mặt chiếm tỉ lệ khoảng 10% trên tổng doanh thu của các thương nhân triển khai mô hình điểm.
5. Khó khăn vướng mắc và kiến nghị đề xuất trong việc triển khai các mô hình điểm:
- Việc triển khai thực hiên các mô hình về thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ áp dụng ở trung tâm thành phố và trung tâm huyện, việc triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn vì nhân dân vùng sâu, vùng xa kết nối mạng và sử dụng tài khoản ngân hàng còn nhiều hạn chế.
- Đối với mô hình “Cây xăng không dung tiền mặt” đề nghị Công an tỉnh phối hợp với các sở ngành có liên quan có hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng điện thoại trong thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ tại cây xăng khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đề nghị Công an tỉnh có văn bản đề nghị phòng C06 – Bộ Công an hỗ trợ kỹ thuật và có hướng dẫn cách thức triển khai cụ thể đối với thực hiện mô hình “Hỗ trợ người dân, tổ chức và các doanh nghiệp ứng dụng dữ liệu dân cư, đinh danh và điện tử trong phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử gắn với phát triển kinh tế số, phát triển du lịch”.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024
- Tuyên truyền, triển khai thực hiện các dịch vụ công thiết yếu (25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ), nâng cao tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trên cổng dịch vụ công trực tuyến, từng bước chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đối với các mô hình điểm theo Quyết định số 609/QĐ-UBND của UBND tỉnh và các mô hình điểm theo Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày 10/11/2023 của UBND tỉnh, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
- Hàng năm, cử công chức, viên chức tham gia phổ cập kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn Đề án 06, từng bước chuyển đổi trạng thái của người dân từ việc "làm hộ, làm thay" sang hướng dẫn người dân tự thực hiện.
- Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý, điều hành quản lý nhà nước về thương mại điện tử; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng theo chuẩn mực chung là hỗ trợ cho giao dịch thương mại điện tử, phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ cập tới công chức, viên chức và người lao động, người dân thực hiện xác thực danh tính trên môi trường mạng. Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng để phổ cập khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử. Hỗ trợ, hướng dẫn người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt.

Tác giả bài viết: TKT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn