Sản phẩm tiêu biểu
Hỗ trợ doanh nghiệp
Bảo vệ người tiêu dùng

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 25


Hôm nayHôm nay : 6284

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 138658

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33414847

Chuyển đổi số
hành động vì an toàn thực phẩm
Tra cứu thủ tục hành chính
Phản Ánh kiến nghị
Chiển thắng Điện Biên Phủ

Trang nhất » Giới thiệu

Quá trình hình thành, phát triển của Sở

 
Quá trình hình thành phát triển ngành Công Thương
I.                  Ngành Công Thương Việt Nam
Ngày 28 tháng 8 năm 1945 (4 ngày trước khi Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945), Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế Quốc gia do ông Nguyễn Mạnh Hà làm Bộ trưởng.
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã ký Sắc lệnh số 21 SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Năm 1958, Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Năm 1960, Bộ Công nghiệp tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng tách thành các Bộ Cơ khí và Luyện kim, Bộ Điện và Than và Tổng cục Hoá chất. Năm 1981, Bộ Điện và than tách thành Bộ Mỏ và Than và Bộ Điện lực, đến năm 1987 lại nhập thành Bộ Năng lượng. Năm 1988, Bộ Ngoại thương hợp nhất với một bộ phận của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế - Văn hoá với Lào và Căm-pu-chia thành Bộ Kinh tế đối ngoại. Năm 1990, Bộ Thương nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội thương, Bộ Vật tư và Bộ Kinh tế đối ngoại và năm 1991 đổi tên thành Bộ Thương mại và Du lịch. Đến năm 1992, Bộ Thương mại và Du lịch được đổi tên thành Bộ Thương mại. Năm 1995, Bộ Công nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ và Bộ Năng lượng.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay.
Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “ Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam”.
Trải qua 65 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức và lao động Ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống giặc ngoại xâm, với các phong trào thi đua “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người”, “Giữ dòng điện như giữ mạch máu”, “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”...., cán bộ, công nhân viên Ngành Công Thương Việt Nam vừa dũng cảm chiến đấu vừa hăng hái lao động, sản xuất, hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chính là: Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, “ Tất cả vì thống nhất Tổ quốc”, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp còn non trẻ đã sản xuất ngày đêm, quên mình phục vụ yêu cầu của chiến trường; ngành thương mại đảm đương tốt vai trò “nội trợ của xã hội”, xây dựng mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ hậu phương ra tiền tuyến, đưa hàng đến phục vụ từng cơ quan, xí nghiệp, từng trận địa phòng không để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân. Nhiều đồng chí cán bộ, công nhân viên của ngành đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong khi làm nhiệm vụ; góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta làm nên những chiến thắng vĩ đại, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành Công Thương có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, ngành Công Thương đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực then chốt như Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, các trung tâm điện lực, nhà máy lọc dầu Dung Quất, các tổ hợp khí-điện-đạm Nam Côn Sơn-Cà Mau, các nhà máy phân bón, hóa chất, cơ khí chế tạo, các xí nghiệp dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…đã đáp ứng những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.
Hiện nay toàn ngành Công Thương đã đóng góp quan trọng trong tổng GDP cả nước, khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu lao động.
Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã được triển khai một cách chủ động, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hoạt động thương mại và dịch vụ không ngừng phát triển, mạng lưới phân phối ngày càng được mở rộng, tạo kênh lưu thông hàng hóa từ miền núi đến hải đảo, nhiều mô hình phân phối văn minh, hiện đại được triển khai phục vụ người tiêu dùng. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng được quan tâm, thực hiện quyết liệt.
Với những đóng góp to lớn trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại trước đây, nay là Bộ Công Thương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, các ngành Điện, Than cũng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn, Công ty Thực phẩm và đầu tư công nghệ, Công ty Thực phẩm Miền Bắc và nhiều doanh nghiệp, trường đào tạo… được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể, cá nhân được trao tặng nhiều danh hiệu vinh dự Nhà nước và phần thưởng cao quý. Ngày 9/5/2011 ngành Công Thương vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng nhất
 
 
 
 
II.               Ngành Công Thương Điện Biên
Cùng với sự ra đời của tổ chức Công Thương của nước ta, tổ chức Công Thương Tây bắc được hình thành. Từ năm 1955-1962, hoạt động Công Thương  trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Uỷ ban hành chính Khu Tây bắc quản lý.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc Tây Bắc, ngày 27 /10/1962 Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 5 đã ra Quyết nghị thành lập lại tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu mới). Ngày 28/12/1962 UBHC Khu tự trị Tây bắc ban hành Quyết định số 1304/QĐ V/v: Thành lập Ty Thương nghiệp Lai Châu; Quý 3 năm 1963 Ty Công nghiệp Lai Châu được thành lập; Năm 1983 được đổi thành sở Công Nghiệp, sở Thương nghiệp; Năm 1986 sở Công nghiệp nhập vào sở Xây Dựng; năm 1992 đổi tên sở Thương nghiệp thành sở Thương mại và du lịch; năm 1996 sở Công nghiệp được tái lập. Ngày 02/01/2004 UBND lâm thời tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND V/v thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong đó có sở Thương mại và du lịch, Sở Công nghiệp.
Ngày 05 tháng 05 năm 2008 UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 463/QĐ-UBND, hợp nhất sở Công nghiệp và sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công Thương Tỉnh Điện Biên.
Từ những ngày đầu thành lập, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ngành Công Thương Điện Biên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ: Phát triển sản xuất; Điều hòa tốt lượng hàng hóa tiếp nhận từ Trung ương và thu mua tại địa phương phục vụ nhu cầu lực lượng vũ trang, các cơ quan Đảng, Nhà nước, CBCNVC và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tuy bị máy bay địch bắn phá ác liệt, các cơ sở sản xuất; cửa hàng kho, trạm trại phải phân tán nhiều nơi, nhưng hoạt động của ngành trong giai đoạn 1963- 1975 đã từng bước phát triển, bộ máy tổ chức của Ty Thương nghiệp, Ty Công nghiệp từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn và phát triển:
Về Thương mại đã thành lập các Cty chuyên doanh làm nhiệm vụ  khai thác và tiếp nhận nguồn hàng Trung ương phục vụ nhu cầu thiết yếu trên địa bàn tỉnh như: Cty Nông sản thực phẩm, Cty Bách hóa công nghệ phẩm, Cty Vật liệu chất đốt, Cty Bán lẻ thị xã. Ty Thương nghiệp quản lý trực tiếp 11 đơn vị cơ sở với 87 cửa hàng kho trạm, trại và xưởng chế biến. Ngành Lương thực, Ngoại thương cũng có kho dự trữ và các cửa hàng phục vụ Lực lượng vũ trang, CBCNVC và nhân dân trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh.
Về công nghiệp toàn tỉnh xây dựng được 13 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 32 điểm cơ khí nhỏ: như nhà máy cơ khí,  xí nghiệp điện - nước, xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay), nhà máy đường ở Chăn Nưa, Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Tuần Giáo, xưởng cơ khí nông cụ huyện Tuần Giáo, nông cụ Điện Biên, nông cụ Phong Thổ,... các cơ sở chế biến bánh kẹo, đậu phụ, xì dầu, may mặc của ngành được đầu tư phát triển.
Cùng với sự phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp của nhà nước và hệ thống Thương nghiệp quốc doanh, nhiều Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, Hợp tác xã mua bán trên khắp địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đây thực sự là lực lượng hỗ trợ thiết thực cho Ngành hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Về Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành bước đầu được xây dựng; đội ngũ cán bộ trong ngành được đào tạo, bồi dưỡng từng bước lớn mạnh về số lượng và chất lượng.
Với chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất Tổ quốc. Công Thương Việt Nam nói chung, Công Thương Điện Biên nói riêng bước sang giai đoạn phát triển mới trong điều kiện hòa bình, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng và rất khác với thời kỳ chiến tranh. Đòi hỏi hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại phải có sự thích ứng với điều kiện mới của thị trường; Hoạt động của ngành trong điều kiện tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa cơ chế cũ lỗi thời chưa được thay đổi, với cơ chế mới đang bước đầu  hình thành chưa được kiểm nghiệm; cung cầu mất cân đối nghiêm trọng; bộ máy cồng kềnh kém hiệu lực..Thực tế đó đòi hỏi hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Công thương phải nhanh chóng được đổi mới.
Trong hơn 30 năm đổi mới, ngành Công Thương Điện biên đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng; đã huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật, lao động  của các thành phần kinh tế vào hoạt động Công thương, tạo cho thị trường hàng hóa trong tỉnh phong phú đa dạng hoạt động sôi động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; Kết quả hoạt động của ngành năm sau cao hơn năm trước đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI  và Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ tỉnh lần thứ XII; Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Điện Biên. Hoạt động Công nghiệp, Thương mại của tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động, đến 31/12 năm 2015 toàn tỉnh có toàn tỉnh có 957 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 9.019 tỷ đồng và 152 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương; tổng số có 158 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký 205,912 tỷ đồng; tổng số hộ kinh doanh 11.127 hộ với tổng số vốn đăng ký 1.093 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ( theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2015 đạt 9.510,3 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt 2.517,7 tỷ đồng tăng 1,82 lần so với năm 2010.
Giai đoạn 2011-2015 có thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp mới được đầu tư và đi vào hoạt động như nhà máy thuỷ điện Nậm He, nhà máy thuỷ điện Pa Khoang, thuỷ điện Nậm mức , hoàn thành đi vào hoạt động, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp
Đến hết năm 2015 toàn tỉnh có: 10/10 huyện, thị xã, thành phố có điện lưới Quốc gia, đạt tỷ lệ 100%; 130/130 xã, phường thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100% (trong đó: 14/14 phường, thị trấn; 116/116 xã) và có trên 85% số hộ dân được sử dụng điện.
  Giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn khuyến công địa phương và Trung ương hỗ trợ thực hiện các nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 5.378,69  triệu đồng, trong đó nguồn vốn khuyến công quốc gia là 4.345,5 triệu đồng, vốn khuyến công địa phương là 1.033,19 triệu đồng
Tổng mức mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 29.333,15 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 17,67%/năm, trong đó năm 2015 phấn đấu đạt 7.500 tỷ đồng, gấp 2,26 lần so với năm 2010.
Tổng kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ 2011-2015 đạt 137,77 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,04%/năm. Năm 2015 Tổng kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ đạt 36 triệu USD tăng 2,7 lần so thực hiện năm 2010 ( vượt mục tiêu NQ đề ra là 35 triệu USD tốc độ tăng trưởng bình quân 21,35% /năm)
Hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh chóng, hàng hoá kinh doanh đa dạng phong phú, với các phương thức bán hàng văn minh, hiện đại, như: siêu thị, cửa hàng tự chọn, tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp và trung tâm bán buôn bán lẻ bước đầu được hình thành ở thị xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu mua sắm hàng hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 38 chợ đang hoạt động và số xã, phường, thị trấn có chợ là 34/130; Xây dựng mới 9 chợ, tổng diện tích đất dành cho xây dựng là 23.390 m2.
Trên địa bàn toàn tỉnh có 30 chợ, 01 TTTM thành phố ĐBP mới được hoàn thành; 39 cửa hàng kinh doanh xăng dầu của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân đầu tư kinh doanh;           Trong 5 năm đã chỉ đạo tổ chức thành công 65 cuộc hội chợ trên địa bàn tỉnh; trong đó tổ chức thành công 02 hội chợ thương mại quốc tế tại thành phố Điện Biên Phủ.
Từ năm 2011 -2015: lực lượng quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trường đã phát hiện, lập hồ sơ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại  với Tổng số vụ vi phạm phải xử lý là 6.102 vụ với tổng số tiền thu phạt hành chính và tang vật tịch thu là  3.952 triệu đồng.
Trong 5 năm qua ngành Công Thương đã tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch của ngành đến năm 2020 để tổ chức thực hiện như: Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên đến năm 2020; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 đến 2020; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh ĐB giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020; Quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp  trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng  đến năm 2025; Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 – 2016 có xét đến 2020; Dự án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp phía Đông huyện Tuần Giáo; Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới xăng dầu tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020. Các dự án Quy hoạch đảm bảo đồng bộ, phù hợp, thống nhất giữa quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, và các quy hoạch của các ngành có liên quan.Tổ chức công bố công khai các quy hoạch đến sở, ngành UBND các huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp triển khai thực hiện
Công tác cải cách hành chính được tích cực thực hiện, đã công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở đảm bảo minh bạch, giải quyết đúng quy trình, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
Gần 54 năm phát triển và trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước và của tỉnh, ngành Công Thương Điện Biên đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, giữ vững an ninh chính trị và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, ngành Công Thương  Điện Biên được Chủ tịch nước trao tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất; 3 cá nhân được tặng huân chương lao động hạng 3; Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc và hàng trăm bằng khen cho các tập thể trong ngành; Nhiều tập thể và cá nhân được Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn ngành Công Thương Việt Nam tặng bằng khen.
Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành; Trong thời gian tới, ngành Công Thương Điện Biên quyết tâm phấn đấu hoàn thành suất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.Trong giai đoạn từ nay đến năm 2021 toàn ngành phải  nắm vững thời cơ thuận lợi mới để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể hoạt động của ngành, quyết tâm vượt qua những khó khăn thách thức để tổ chức thực hiện thắng lợi các Mục tiêu, nhiệm vụ của ngành cụ thể như sau:
 Về Mục tiêu tổng quát  và mục tiêu cụ thể:
  Mục tiêu tổng quát của ngành là: Phát triển công nghiệp, thương mại giai đoạn 2016 - 2020 với tốc độ cao, bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả  hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;  Khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại nội địa và xuất nhập khẩu; nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm sản xuất, cải thiện sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; đẩy nhanh đầu tư xây dựng  hạ tầng Điện, chợ nông thôn;  Đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ứng dụng khoa học công nghệ; tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; QPAN và trật tự an toàn xã hội. 
Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020 phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.042 tỷ đồng tăng 2 lần so thực hiện năm 2015. Giá trị tăng thêm đến năm 2020 đạt 1.379 tỷ đồng tăng 14,36%/năm
Phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành thương mại năm 2020 chiếm 9,25% trong tổng GDP của tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ giai đoạn  2016-2020 phấn đấu đạt 56.880 tỷ đồng. Đến năm 2020 phấn đấu đạt 14.600 tỷ đồng, tăng 1,95 lần so với ước thực hiện năm 2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14,25%
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên điạ bàn giai đoạn (2016 - 2020) phấn đấu đạt 350 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 22,67% /năm. Đến năm 2020 phấn đấu phấn đấu đạt 100 triệu USD tăng 2,78 lần so thực hiện 2015
Để thực hiện được các mục tiêu về phát triển Công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu của tỉnh đến năm 2020. Toàn ngành nỗ lực tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính Phủ, của UBND tỉnh, của bộ công thương và của ngành đã xác định để thực hiện thăng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn ngành đã đề ra.