Sản phẩm tiêu biểu
Hỗ trợ doanh nghiệp
Bảo vệ người tiêu dùng

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 35


Hôm nayHôm nay : 7203

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319283

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33843029

Chuyển đổi số
hành động vì an toàn thực phẩm
Tra cứu thủ tục hành chính
Phản Ánh kiến nghị
Chiển thắng Điện Biên Phủ

Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin tức - Sự kiện

Kế hoạch Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030

Thứ hai - 25/12/2023 21:29
Thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; Kế hoạch số 5645/KH-UBND ngày 06/12/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sở Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030, với nội dung như sau
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Kế hoạch số 5645/KH-UBND ngày 06/12/2023 của UBND tỉnh.
- Nhằm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch số 5645/KH-UBND ngày 06/12/2023 của UBND tỉnh gắn với đặc điểm tình hình của Sở Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực (nếu có).
2. Yêu cầu
- Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (sau đây gọi tắt là PCTN, TC) phải được tiến hành đồng bộ theo chỉ đạo của Đảng ủy, Chính quyền, đoàn thể; cán bộ công chức, viên chức, lao động trong Sở nghiêm túc triển khai thực hiện.
- Quá trình thực hiện phải có sự phối hợp của các Phòng, đơn vị trong ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.
 - Toàn ngành xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, thường xuyên, lâu dài; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan Sở Công Thương chịu trách nhiệm về tình hình tiêu cực, tham nhũng ở cơ quan theo chỉ đạo của các cấp về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, TC. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực để kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra trong toàn ngành Công Thương.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Chiến lược quốc gia TCTN, TC đến năm 2030
- Nội dung thực hiện:
+ Toàn ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các nội dung Chiến lược quốc gia PCTN, TC và Kế hoạch thực hiện chiến lược của UBND tỉnh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, các văn bản pháp luật về PCTN, TC của Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban chỉ đạo PCTN, TC tỉnh, UBND tỉnh.
+ Đăng tải công khai, kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác PCTN, TC trên Trang thông tin điện tử của Sở.
+ Thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ, khen thưởng, kịp thời nêu gương các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác PCTN, TC, đồng thời xử lý nghiêm việc đưa thông tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Hình thức tuyên truyền: Thực hiện đồng bộ các hình thức quán triệt, triển khai như lồng ghép thông qua các cuộc tổ chức hội nghị, cung cấp tài liệu, trên trang thông tin điện tử, hồ sơ công việc...
- Chủ trì: Thanh tra
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng, các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Thực hiện các nhóm nhiệm vụ của Chiến lược
2.1. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực công thương và PCTN, TC:
- Nội dung thực hiện:
+ Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong PCTN, TC và chế độ, định mức, tiêu chuẩn của cơ quan, đơn vị cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của đơn vị, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công…các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
+ Thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, phục vụ hiệu quả các hoạt động của cơ quan, đơn vị; thường xuyên rà soát, cụ thể hóa quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tổ chức thực hiện các biện pháp PCTN, TC.
+ Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quá trình ban hành hoặc tham mưu ban hành, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, đình chỉ, gia hạn, bãi bỏ, tổ chức thực hiện các quyết định hành chính.
+ Khắc phục những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp khắc phục phù hợp và xử lý nghiêm các trường hợp có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện.
+ Kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ PCTN, TC.
- Đơn vị thực hiện: Thanh tra, Văn phòng, Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật:
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ căn bộ, công chức, viên chức; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ:
-  Nội dung thực hiện:
+ Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn phù hợp theo quy định; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng bản lĩnh chính trị, chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.
- Chủ trì: Văn phòng, Thanh tra
- Đơn vị phối hợp: Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật:
- Nội dung thực hiện: Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về PCTN,TC gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu từ cấp Phòng CMNV, đơn vị trực thuộc trong PCTN, TC.
- Chủ trì: Thanh tra, Văn phòng.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Chế độ, chính sách tiền lương:
- Nội dung thực hiện: Chủ động tham mưu triển khai thực hiện kịp thời các chế độ liên quan đến đổi mới chế độ công vụ, chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, lao động trong cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong sử dụng ngân sách Nhà nước.
- Đơn vị chủ trì: Văn phòng ; Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Đơn vị phối hợp: Các phòng CMNV, Thanh tra, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Tăng cường công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt:
Nội dung thực hiện:
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số lĩnh vực Công Thương đến năm 20230.
+ Chủ trì: Văn phòng.
+ Đơn vị phối hợp: Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị:
- Nội dung thực hiện: Tăng cường công khai và minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Chủ trì: Văn phòng Sở
- Đơn vị phối hợp: Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:
- Nội dung thực hiện:
+ Tiếp tục kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở đảm bảo tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác PCTN, TC; các cơ quan, đơn vị phân công bộ phận, cá nhân theo dõi, tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác PCTN, TC.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản đối với tổ chức, cá nhân khi được đề nghị, yêu cầu.
- Đơn vị chủ trì: Thanh tra
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng, Các phòng CMNV, đơn vị thuộc Sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
Chiến lược quốc gia PCTN, TC đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
1.1. Giai đoạn thứ nhất (từ nay đến năm 2026):
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN, TC từng năm theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2026 theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030):
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất; căn cứ yêu cầu của công tác PCTN, TC và tình hình thực tiễn, chỉ đạo hướng dẫn của cấp cấp có thẩm quyền để xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026-2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2031 theo hướng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện
- Các phòng CMNV, các đơn vị trực thuộc căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 của Sở và tình hình thực tế tại đơn vị để cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ vào chương trình, kế hoạch PCTN,TC hàng năm của đơn vị.
- Giao Thanh tra Sở  là đầu mối, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Yêu cầu các phòng chuyên môn nghiệp vụ sở, các đơn vị trực thuộc sở và đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung yêu cầu theo Kế hoạch
tải nội dung tại đây

Tác giả bài viết: TKT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn