Sản phẩm tiêu biểu
Hỗ trợ doanh nghiệp
Bảo vệ người tiêu dùng

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 8714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33844540

Chuyển đổi số
hành động vì an toàn thực phẩm
Tra cứu thủ tục hành chính
Phản Ánh kiến nghị
Chiển thắng Điện Biên Phủ

Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin tức - Sự kiện

Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, Nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023

Thứ tư - 30/08/2023 03:28
Sáng 23/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Phi Sông - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công thương. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ngành liên quan, lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp, nhà đầu tư dự án phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh
 

(Đồng chí Phạm Đức Toàn-Ủy viên BTV Tỉnh ủy,
 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khai mạc Hội nghị)
 
          Tại Hội nghị, đồng chí Vũ Hồng Sơn - Giám đốc sở Công Thương đã báo cáo kết quả triển khai thực hiện các Dự án phát triển Năng lượng (nguồn điện và lưới điện truyền tải), các tồn tại hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đưa ra các đề xuất để hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ thực  các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn  tỉnh, sớm đưa các dự án công trình vào khai thác vận hành phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
          Những năm qua, công tác đầu tư phát triển các dự án nguồn điện (dự án năng lượng tái tạo) và lưới điện trên địa bàn tỉnh được Trung ương, Bộ Công thương và tỉnh quan tâm, trong quá trình triển khai thực hiện, thu hút các nhà đầu tư tại tỉnh. Đến tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh có 18 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác, tổng công suất lắp máy 263,3kw, 06 dự án thủy điện đang thi công xây dựng; 18 dự án thủy điện được UBND tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư; 16 dự án được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập dự án đầu tư; 16 dự án thủy điện tiềm năng (dự án ngoài quy hoạch) được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu, khảo sát. Có 475 khách hàng đã đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có tổng công suất 28,896 MWp. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã thu hút các nhà đầu tư về thực hiện nghiên cứu khảo sát các dự án tiềm năng về năng lượng tái tạo: 13 dự án điện gió công suất dự kiến 2.200MW; 04 dự án điện sinh khối công suất dự kiến 100MW và 01 dự án điện rác công suất dự kiến 3MW. Các dự án tiềm năng đã được rà soát, cập nhật trong dự thảo Quyhoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Đồng chí Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương báo cáo kết quả triển khai thực hiện các Dự án phát triển Năng lượng trên địa bàn tỉnh)
          Hội nghị đã cùng lắng nghe các ý kiến phát biểu, các đề xuất giải pháp của các nhà đầu tư các dự án phát triển năng lượng về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh trên tinh thần trao đổi thẳng thắn, xây dựng vì mục tiêu chung.
           Một số tồn tại, khó khăn vướng mắc được các doanh nghiệp, nhà đầu tư nêu ra trong hội nghị: Quy hoạch và đầu tư xây dựng phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải thiếu đồng bộ; tuyến đường dây 110 kV Nậm Pồ - Trạm 500/220/110 kV Lai Châu và TBA 110kV Nậm Pồ chưa được triển khai đầu tư xây dựng theo tiến độ của quy hoạch đề ra;  Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, đất ruộng, đất lâm  nghiệp còn nhiều trở ngại, kéo dài gây khó khăn trong việc triển khai các dự án nguồn và lưới điện đảm bảo đúng tiến độ; Công tác triển khai khảo sát, lập dự án đầu tư và thực hiện các nội dung công việc về đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, lưới điện của các Nhà đầu tư còn chậm, kéo dài; Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án công trình thủy điện còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất; Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện; Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài dẫn đến các hồ thủy điện trong tình trạng mực nước hồ thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các dự án thủy điện, gây khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện việc xả dòng chảy tối thiểu; Đầu tư thuỷ điện có suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, hầu hết các dự án đều nằm vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, đường điện đấu nối truyền tải xa; ngoài ra việc đầu tư thuỷ điện còn chịu nhiều yếu tố: trượt giá, suy thoái kinh tế, chính sách tín dụng, thiên tai lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng  tiến độ của các nhà máy thuỷ điện đang triển khai xây dựng.
          Lãnh đạo các sở, ban, ngành; Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan đã nghiêm túc nhìn nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp và giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra.
          Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn thay mặt cho UBND tỉnh, ban tổ chức Hội nghị trân trọng cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến tham gia phát biểu về những khó khăn vướng mắc, tham gia góp ý với tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong thời gian tới. Đồng chí  đã giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án; đảm bảo các quy định của pháp luật về chất lượng công trình xây dựng, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn đập. Liên quan đến các vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng, đăng ký kế hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường của các dự án giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố  đôn đốc hướng dẫn chủ đầu tư các dự án trong tổ chức triển khai thực hiện. Đối với dự án đường dây 110kV Mường Chà – Thủy điện Long Tạo đang chậm tiến độ, giao Sở Công thương làm đầu mối, thường xuyên trao đổi, phối hợp với chủ đầu tư dự án nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn, kịp thời đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung thuộc thẩm quyền./.

Tác giả bài viết: Trương Thị Thúy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn